Kỹ thuật nuôi thỏ thịt. Cách chăn nuôi hiệu quả nhất

0
8

Thỏ rất dễ nuối, thời gian sinh trưởng ngắn, thu hồi vốn nhanh. Vì vậy để chăn nuôi thỏ hiệu quả đồng thời hạn chế được tỷ lệ bệnh và giảm thiểu chi phí trong chăn nuôi thì bà con cần áp dụng và tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu kỹ thuật khi nuôi thỏ.

Thời gian nuôi khoảng 3-3,5 tháng sẽ đạt trọng lượng thịt; khoảng 5,5-6 tháng thỏ bắt đầu sinh sản. Một năm thỏ cái đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con. Một thỏ mẹ 4-5kg có thể sản xuất ra 90-140kg thịt thỏ một năm.

Kỹ thuật làm chuồng trại thỏ

Có thể làm chuồng xây bằng gạch, bằng gỗ, tranh tre hoặc bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương nhưng phải đảm bảo các yêu cầu:

– Thỏ hoạt động thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng và thuận tiện trong việc chăm sóc thỏ.
– Bảo vệ thỏ khỏi sự tấn công của các địch hại bên ngoài (mèo, chuột,…).
– Chắc chắn và dễ thay thế khi bị hư hỏng.
– Đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, tránh mưa tạt, gió lùa.
– Nuôi thỏ phải cách xa chỗ nuôi các loài gia súc khác, vì thỏ là vật nuôi rất mẫn cảm, dễ lây nhiễm bệnh nên chuồng .
– Máng ăn: Làm bằng máng gỗ, nhựa hoặc chậu sành…
– Máng uống: Làm bằng chậu sành, gáo dừa, chai nhựa,… Hệ thống máng nước uống tự động để đảm bảo vệ sinh, thuận tiện chăm sóc.

Kỹ thuật chọn giống thỏ

Thỏ đực giống đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đàn. Một con đực giống tốt có thể phụ trách phối giống cho 5-6 con cái. Ngoài việc chọn đực giống tốt, việc chăm sóc nuôi dưỡng thỏ đực giống có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phối giống, tỷ lệ đậu thai, số con đẻ ra trong một lứa và chất lượng thỏ con. Có thể sử dụng thỏ đực ở độ tuổi từ 6 tháng đến 3 năm tuổi và chỉ nên cho phối giống tối đa 1 lần/ngày.

Thỏ cái sinh sản bắt đầu động dục và có thể chịu đực khi 4-5 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của thỏ từ 10-16 ngày và thời gian kéo dài từ 3-5 ngày. Thỏ động dục sớm hay muộn là do thể lực, sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và môi trường khí hậu quyết định. Khi thấy thỏ lâu ngày không động dục, không phối giống được thì phải xem xét xác định nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Có 2 phương pháp chọn giống:

– Phương pháp chọn theo gia phả: Là cách chọn giống dựa vào sổ sách, lý lịch được ghi chép lại của các thế hệ trước (ông bà, cụ kỵ, cha mẹ,…), các thế hệ cùng thời (anh, chị, em,…), chủ yếu căn cứ khả năng sinh trưởng, khả năng sinh sản.
– Phương pháp chọn theo cá thể: Là căn cứ vào ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản của cá thể được chọn.

Thức ăn và dinh dưỡng nuôi thỏ

– Thức ăn cho thỏ gồm 2 nhóm: Nhóm thức ăn thô và nhóm thức ăn tinh.

  • Thức ăn thô: Được sử dụng với khối lượng tương đối lớn (gồm thức ăn thô xanh, thô khô và củ quả), nhóm thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chủ yếu cung cấp chất xơ cho thỏ.
  • Thức ăn tinh: Là thức ăn ít nước, ít xơ, có giá trị dinh dưỡng cao và thỏ chỉ sử dụng với khối lượng rất nhỏ.

1- Giai đọan thỏ con theo mẹ:

Sau khi thỏ đẻ xong phải kiểm tra số lượng con và loại ngay những con bị chết, sau đó tiến hành ủ ấm ngay cho thỏ con bằng chất lót ổ. Mỗi ngày thỏ mẹ chỉ vào ổ cho con bú 1 lần, vì thế sau khi thỏ con bú mẹ xong nên đưa ổ đẻ ra khỏi lồng thỏ mẹ đậy nắp cẩn thận để thỏ mẹ được yên tĩnh.

Thỏ sơ sinh nặng 40-60 g, thỏ con sinh ra sau 14-15 giờ mới bắt đầu cho bú mẹ. Thỏ con mới sinh ra không có lông, có hình dạng giống như chuột, 12 ngày mở mắt. Trong 18 ngày đầu, thỏ con sống và phát triển hoàn toàn bằng sữa mẹ, đây là giai đoạn quyết định đến tỷ lệ nuôi sống của thỏ con.

Sau 18 ngày thỏ con có thể ra khỏi ổ, thỏ con được để trong lồng cùng với mẹ và tập ăn thức ăn của thỏ mẹ, thức ăn cần bổ sung thêm thức ăn thô xanh là loại rau, lá, cỏ non để thỏ con có thể tập ăn. Khi thỏ con được 23-25 ngày tuổi, cơ thể thỏ con đã có thể hấp thụ được 50% chất dinh dưỡng từ thức ăn ở bên ngoài. Sau 30 ngày có thể cai sữa cho thỏ con, lúc này trọng lượng đạt 400-500 g/con là tốt.

2- Giai đoạn thỏ sau cai sữa (30 – 70 ngày tuổi):

Thời gian này thỏ đực, cái vẫn nhốt chung lồng, chuồng; chúng không được bú mẹ, phải thích ứng hoàn toàn với thức ăn mới (thức ăn thô xanh, thức ăn tinh…). Vì vậy, cần dùng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, có hàm lượng đạm cao, nhiều Vitamin A, B, C, …. Chú ý không cho ăn nhiều thức ăn tinh (cơm, ngô, gạo, khoai sắn khô).

Nên cho ăn các loại lá cây, loại cây cỏ như lá dâu, lá sắn, lá keo đậu, lá đậu đỗ, lá cúc tần… Hoặc có thể chỉ cần sử dụng cám viên với lượng 10 – 15 g/con/ngày và tăng dần về sau hoặc 5 – 10 g/con/ngày và sử dụng thêm cỏ. Đặc biệt, trong giai đoạn này không nên cho thỏ ăn uống tùy tiện, sai kỹ thuật, thỏ sẽ chết tỷ lệ cao do tiêu chảy, nhiễm bệnh cầu trùng, sán lá gan, Ecoli… từ thức ăn, nước uống…

3- Giai đoạn thỏ nhỡ (70 – 100 ngày tuổi):

Thời gian này thỏ nuôi vỗ béo thịt tách nuôi riêng không nhốt chung, hầu hết thỏ đực không chọn làm giống, thỏ cái xấu, không đủ tiêu chuẩn cũng loại nuôi thịt. Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 cần cung cấp thức ăn giàu protein (đạm), giàu vitamin để thỏ phát triển chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Phát triển các tế bào cơ, xương, các cơ quan nội tạng. Nuôi đúng kỹ thuật, trọng lượng cuối giai đoạn sẽ đạt 2 – 2,5 kg/con.

Khẩu phần thức ăn của thỏ khối lượng lớn vẫn là lá cây, các loại rau cỏ trồng và có trong tự nhiên, bổ sung thêm khoai, sắn khô, cám gạo, bột ngô, khô lạc… để thỏ tăng trọng nhanh, thời gian xuất chuồng đúng tuổi.

4- Giai đoạn vỗ béo thỏ (100 – 120 ngày tuổi):

Vật nuôi cần lượng thức ăn tinh bằng khoảng 1/9 – 1/10 lượng thức ăn thô xanh.

Với phương châm phòng bệnh tốt hơn trị bệnh, vì vậy cần tuân thủ các nguyên tắc: ăn sạch, ở sạch, uống sạch và đảm bảo môi trường chăn nuôi  thỏ luôn sạch sẽ. Định kỳ bổ sung vitamin cho thỏ để tăng cường sức đề kháng và chống stress; đặc biệt, khi thời tiết và môi trường sống thay đổi cần bổ sung liên tục trong 3 – 5 ngày.

Một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi thỏ:

Bệnh cầu trùng trên thỏ:
– Xuất hiện trong điều kiện vệ sinh kém. Thỏ kém ăn, xù lông, phân lỏng.
– Phòng bệnh: Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại.
– Điều trị: Sử dụng Anticoc, HanE trộn với thức ăn tinh với liều 0,1-0,2g/kg thể trọng.

Bệnh bại huyết còn gọi là bệnh xuất huyết trên thỏ:
– Là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh, bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ lớn từ 1,5 tháng tuổi trở lên. Khi thỏ bị bệnh, thỏ lờ đờ, bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chất hàng loạt. Trước khi chết thỏ giãy giụa, quay vòng, máu ộc ra ở mồm, mũi; gan sưng to, bở; vành tim, phổi, khí quản xuất huyết.
– Phòng bệnh bằng vaccine VHD bại huyết. (Chưa có thuốc điều trị khi mắc bệnh)

Bệnh ghẻ trên thỏ:
– Biểu hiện Thỏ ngứa, rụng lông và có vảy, khô, cứng (chủ yếu ở tai, chân và mũi). Đôi khi dưới vảy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da.
– Phòng bệnh: Thường xuyên tẩy uế, vệ sinh chuồng trại. Cách ly thỏ ghẻ và điều trị. Dùng lửa hoặc nước sôi sát trùng toàn bộ lồng chuồng và các dụng cụ chăn nuôi khác.
– Điều Trị: Dùng thuốc tiêm Ivermectin, sử dụng với liều lượng 0,7ml/0,3kg thể trọng.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận