Con Ba ba dần trở thành nguồn giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều bà con nông dân làm giàu từ nghề nuôi ba ba. Hiện nay, nuôi ba ba trong bể xi măng là một mô hình được áp dụng rộng rãi và hiệu quả cao. Cách nuôi ba ba trong bể xi măng không khó, chỉ cần bà con áp dụng đúng hướng dẫn kỹ thuật nuôi ba ba trong bể xi măng dưới đây là có thể làm giàu từ con ba ba.
1. Giới thiệu ba ba
Ba ba là động vật hoang dã sống ở sông ngòi tự nhiên. Ba ba có 4 loài: Ba ba trơn, ba ba gai, ba ba cua đinh và lẹp suối. Ba ba bơi lội nhanh, lặn rất lâu nhờ các cơ quan hô hấp phụ trong họng cho phép trao đổi khi ngay trong nước. Cổ có thể vươn dài ra hoặc thụt sâu vào trong mai. Ba ba chủ yếu ăn động vật, đẻ trứng vào đất cát ở mép nước. Thịt ba ba ngon, được coi là món ăn đặc sản dân tộc. Hình dạng của ba ba có thể khái quát là chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn. Ba ba rất phàm ăn nhưng lại chậm lớn, hung dữ như nhiều loài ăn thịt khác, khi đói chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Nhưng lại nhút nhát khi nghe thấy tiếng động lớn.
Tập tính sinh sống của baba
Ba ba có tập tính sống đặc biệt. Tuy là động vật hoang dã nhưng rất dễ nuôi trong ao, kỹ thuật nuôi ba ba trong bể xi măng cũng rất đơn giản… Ba ba sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn.
Ba ba thở bằng phổi là chính nên thi thoảng phải nhô lên mặt nước để hít thở không khí. Khi mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba có thể chui vào trong bùn ở đáy ao, chúng dựa vào cơ quan hô hấp phụ trong cổ họng để thở, cơ quan hô hấp phụ tự mang cá, baba lấy oxy trong nước và thải CO2 trong máu và nước qua cơ quan này. Ba ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển, đẻ trứng, phơi lưng… vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát.
Thức ăn của ba ba
Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật. Ngay sau khi ba ba nở một vài giờ là ba ba đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên, thức ăn chính trong những ngày mới nở là động vật phù du, giun nước, giun đất loại nhỏ. Khi ba ba lớn hơn thì các loại thức ăn chủ yếu là cá, tép, cua, ốc, trai hến… Trong quá trình nuôi dưỡng, có thể cho ăn thêm thịt của nhiều loại động vật khác nhau, đồng thời cũng có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến, như thức ăn công nghiệp ngay từ giai đoạn còn nhỏ.
Đặc tính sinh sản của baba
Ba ba trơn cỡ 0,5kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi tương ứng là 2 năm. Ba ba gai cỡ 2kg trở nên mới bắt đầu đẻ trứng nhiều. Trứng ba ba thụ tinh trong.
Ba ba sống dưới nước nhưng đẻ trứng trên cạn. Ba ba đẻ rộ trong các tháng 5, 6, 7 sau đó đẻ rải rác ở các tháng tiếp theo. Cuối tháng 10 là ba ba kết thúc vụ đẻ. Ban đêm ba ba bò lên bờ sông, bờ ao, hồ… tìm chỗ kín đáo, có đất cát ẩm và tơi xốp bới tổ đẻ trứng, xong chúng dùng hai chân trước cào đất lấp kín trứng.
Cách phân biệt các loài ba ba
Vùng phân bố:
- Ba ba trơn còn gọi là ba ba hoa, phân bố chủ yếu ở các vùng nước ngọt thuộc đồng bằng sông hồng.
- Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ miền núi phía Bắc.
- Ba ba lẹp suối, còn gọi là ba ba suối, thấy ở các suối nhỏ miền núi phía Bắc, số lượng ít hơn ba ba gai, cỡ cũng nhỏ hơn ba ba trơn và ba ba gai.
- Ba ba cua đinh phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nguyên, Đông và Tây Nam Bộ, dân các tỉnh phía Bắc gọi là ba ba Nam Bộ để phân biệt với ba ba ở phía Bắc.
Màu da và hoa văn trên bụng:
Để phân biệt các loài ba ba nhanh nhất, thì bà còn nên dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng của chúng.
- Da bụng ba ba trơn: lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2kg trở nên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm của ba ba tương đối cố định. Các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi baba lớn dần, đặc điểm này bà con cần quan sát kỹ mới thấy.
Da bụng ba ba trơn
- Da bụng ba ba gai: Màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, làn da bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.
- Da bụng ba ba suối: Màu vàng bóng, không có chấm đen.
- Da bụng ba ba Nam Bộ: Màu trắng, không có chấm đen.
Ngoài ra bà con có thể căn cứ và các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ, trên cổ của ba ba để phân biệt chúng.
Giá trị dinh dưỡng của baba
Ba ba có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thịt của ba ba có chứa protid, lipid, carbohydrate, Ca, lod, Fe, vitamin B1, vitamin B2…. Mai của baba có chứa keratin, chất đạm, vitamin D và iod. Ba ba được coi là loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe được nhiều người ưa chuộng.
Giá trị kinh tế của baba
Ba ba thường từ tháng 3 đến tháng 8 là khoảng thời gian baba sinh sản nhiều. Còn từ tháng 9 đổ về sau ba ba sẽ đẻ ít hơn do thời tiết trở lạnh. Ba ba trung bình nuôi trong vòng 2 năm sẽ có cân nặng từ 1,8 – 2kg thì có thể xuất bán. Nếu bà con có quy mô nuôi baba khoảng 500-1000 con thì có thể thu được vài trăm triệu mỗi năm với mức giá 350 – 400đ/kg.
2. Cách chọn ba ba giống
Nên chọn giống ba ba nào?
Việc chọn giống ba ba để nuôi trong bể xi măng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng. Bà con ở miền Bắc có thể chọn giống ba ba gai, ba ba trơn, lẹp suối. Còn ở miền Nam thì chọn các giống ba ba trơn, ba ba gai, cua đinh. Mời bà con tham khảo bài viết Địa chỉ cung cấp con giống baba trơn lớn nhất miền Bắc, bài viết chắc chắn sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp bà con thành công hơn từ việc lựa chọn con giống baba.
Trong những giống ba ba trên thì giống ba ba trơn có ưu điểm nhanh lớn, sản lượng thịt tốt. Nên nuôi ba ba trơn đang được nhân giống phổ biến ở nước ta.
Yêu cầu khi chọn ba ba giống
Khâu lựa chọn giống ba ba là vô cùng quan trọng, vì nó quyết định đến chất lượng của quá trình nuôi ba ba. Để chọn được những con ba ba giống khỏe mạnh, bà con cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Cần chọn giống ba ba có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chọn những con cùng lứa tuổi để khi nuôi chúng phát triển đều.
- Con giống ba ba cần đảm bảo khỏe mạnh, không bị mắc bệnh, da không bị trầy xước. Không chọn những con ba ba bị dị tật, mù mắt.
- Bà con nên chọn ba ba có trọng lượng ít nhất là 100g/con, ba ba con được khoảng 4 tháng tuổi.
3. Xây bể nuôi ba ba
Ba ba là một loài bò sát, chúng sống dưới nước và đẻ trứng trên cạn. Để thực hiện kỹ thuật nuôi ba ba trong bể xi măng, bà con xây bể xi măng và tạo môi trường giống với một ao nuôi tự nhiên cho ba ba. Bể nuôi ba ba cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Vị trí xây bể nuôi: Làm bể nuôi ba ba tại nơi yên tĩnh, yêu cầu cấp và tiêu nước thuận tiện, bể nuôi tốt nhất nên có hình chữ nhật.
- Diện tích bể nuôi: Diện tích bể nuôi nên xây từ 100-200m2, chiều sâu bể từ 1,5-2m. Không nên xây bể quá rộng và quá sâu sẽ khó trong khâu quản lý.
- Đất bùn trong bể nuôi: Bà con nên sử dụng đất thịt, đất thịt pha sét hoặc đất cát pha, để đảm bảo môi trường trong bể nuôi không bị quá chua. Độ pH trong nước phù hợp là từ 7-8.
- Đáy bể nuôi ba ba: Nên có độ nghiêng nhất định về phía thoát nước. Dưới đáy ao nên có lớp cát mịn dày khoảng 0,15 đến 0,2m.
- Bờ bể nuôi: Nên xây bằng gạch và lát xi măng chắc chắn, để không bị sụt lún hay nứt vỡ. Nên xây cao thêm từ 0,4-0,5m từ khoảng cách mặt nước lên trên. Nên xây gờ rộng 10-15cm trên đỉnh bờ để ngăn ba ba bò lên trên bờ.
- Phần rìa bờ bể nuôi: Có thể xây thêm 1-2 bậc thêm, đắp ụ nổi hoặc thả bè gỗ, bè tre xuống ao để ba ba trèo lên phơi nắng, nghỉ ngơi.
- Chỗ đẻ trứng cho ba ba: xây bãi đẻ cho ba ba rộng từ 1-1,5m2, phù hợp cho khoảng 15-20 con ba ba đẻ trứng. Xung quanh bãi nên xây cao thêm khoảng 0,5m2. Bãi đẻ cho ba ba được xây cạnh bể nuôi bằng hình thức đào nhiều hố có lớp cát mịn và tơi xốp để thuận tiện cho ba ba làm ổ. Cần dựng mái che hoặc trồng cây xanh có bóng mát để bãi không bị ngập úng khi trời mưa.
- Nước trong bể nuôi: Trước khi thả ba ba vào bể nuôi, bà con cần đảm bảo nước trong bể sạch sẽ, đã được tiêu độc khử trùng và không chứa mầm bệnh.
- Nhiệt độ nước trong bể: Cần duy trì nhiệt độ trong bể ở mức 25-30 độ C. Nếu nhiệt độ thấp dưới 20 hoặc cao trên 30 độ C thì ba ba sẽ ăn kém, phát triển chậm và ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Kỹ thuật nuôi ba ba trong bể xi măng
Mật độ nuôi ba ba
- Nếu nuôi ba ba trong bể xi măng ở quy mô hộ gia đình, quy mô nhỏ, thì bà con có thể thả với mật độ 0,5-1 con/m2, còn nuôi theo hướng thâm canh thì mật độ nuôi ba ba thích hợp là từ 4-5 con.
- Nếu nuôi ba ba con để ương lấy giống thì giai đoạn mới nở đến khi được 35 ngày tuổi là 20-30 con/m2; giai đoạn từ 35-90 ngày tuổi mật độ trung bình 10-15 con/m2.
- Đối với ba ba đẻ, thì mật độ bãi đẻ trung bình 1m2 dùng cho 10-15 con cái.
Cách thả ba ba
Mùa vụ nuôi ba ba thương phẩm thường từ tháng 2-3 hàng năm.
Trước khi thả ba ba vào bể, bể nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng, rồi tiến hành thả ba ba vào bể nuôi. Ba ba giống đem thả cần có trọng lượng trung bình 100g/con, tỷ lệ các con đồng đều nhau.
Thời gian sinh trưởng đến khi xuất bán của ba ba (đối với ba ba thịt) vào khoảng 1,5 – 2 năm.
Thức ăn cho ba ba
* Các nguồn thức ăn cho ba ba
Nuôi ba ba cho ăn gì? Là câu hỏi của bà con khi lần đầu nuôi ba ba. Ba ba có thể ăn các nguồn thức ăn sau:
- Thức ăn từ động vật sống: Ba ba có thể ăn các động vật như cá, tôm, cua, các loại ốc, hến, trai, các loài côn trùng như nhộng tằm, giun đất, giun quế, các phế phẩm từ thịt gia súc, gia cầm,…
Cắt nhỏ cá sẽ giúp baba dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn.
- Thức ăn khô: Các loại thức ăn khô đã qua xử lý, sấy khô như cá, tôm sấy khô để dự trữ cho ba ba ăn vào những thời điểm thiếu thức ăn tươi.
- Thức ăn từ phụ phẩm: Nguồn thức ăn được sản xuất công nghiệp, các loại cám viên là nguồn thức ăn giúp nuôi vỗ béo ba ba rất tốt. Tuy nhiên, hiện tại nước ta vẫn chưa sản xuất được loại thức ăn công nghiệp dành riêng cho ba ba, chủ yếu là nguyên liệu nhập khẩu có giá thành đắt.
Bà con có thể sử dụng các loại bột từ hạt ngũ cốc, chế phẩm EM, rỉ mật đường,… để tự sản xuất thức ăn nuôi ba ba để tiết kiệm chi phí, ba ba nhanh lớn và đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.
* Cách cho ba ba ăn
– Bà con cần rửa sạch thức ăn trước khi cho ba ba ăn đối với thức ăn sống. Cần đảm bảo nguồn thức ăn không bị ôi thiu, mốc, nhiễm bệnh.
– Với các loại thức ăn nhỏ như cá nhỏ, tôm, tép nhỏ thì có thể cho ba ba ăn cả con. Còn với loại cá có kích thước to thì cần được thái, băm nhỏ bằng Máy thái cá 3A2,2Kw và luộc chín cho ba ba ăn để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của ba ba, đặc biệt là đối với ba ba con.
– Thức ăn từ các phụ phẩm nông nghiệp, trước khi cho ba ba ăn bà con có thể phối trộn theo tỷ lệ, có thể đem nấu chín hoặc chế chế biến thành cám viên.
– Cách nuôi ba ba hiệu quả, là bà con cần tập cho chúng có thói quen ăn tại một địa điểm nhất định, nên cho ba ba ăn trên bờ, không nên thả thức ăn xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và dễ phát triển thành bệnh.
– Nuôi ba ba lấy giống, bà con cho ba ba ăn 2 bữa vào buổi sáng và chiều, bữa chính là vào buổi chiều tối.
– Ba ba ương, nên chia thức ăn làm 4 bữa vào tháng đầu tiên, sang tháng thứ 2 chia làm 3 bữa, đến tháng thứ 3 thì chia làm 2 bữa như bình thường.
– Nuôi ba ba thương phẩm, nếu thời tiết mát mẻ bà con nên tăng khẩu phần ăn của chúng lên khoảng 5% với tổng trọng lượng trong bể nuôi. Khi thời tiết nắng nóng thì giảm thức ăn xuống còn 2-3% với tổng trọng lượng bể nuôi. Thời điểm từ tháng 4-11 bà con tập trung vỗ béo cho ba ba để xuất bán, lượng thức ăn cho ba ba lúc này cần đầy đủ dinh dưỡng. Trên thực tế cần 17-18kg thức ăn để cho ra 1kg ba ba thịt.
– Vào thời tiết lạnh mùa đông, nhiệt độ nước trong bể xuống thấp, lúc này ba ba sẽ không ăn gì, do vậy mà ảnh hưởng đến trọng lượng, chất lượng xuất bán. Cho nên khi nuôi ba ba, bà con cần chú ý thời vụ nuôi và điều chỉnh nhiệt độ trong bể nuôi.
– Bà con nên cho ba ba ăn nhiều giun đất, giun quế sẽ kích thích ba ba tăng trưởng nhanh và khỏe mạnh, kháng bệnh tốt.
Kỹ thuật chăm sóc ba ba
– Đối với ba ba sinh sản, bà con nên duy trì tỷ lệ đực cái trong bể nuôi là 1 đực/3 cái. Không nên thả nhiều con đực vì chúng sẽ tranh giành con cái và gây ra xô xát, quá trình giao phối bị ảnh hưởng.
– Vào mùa hè, bà con cần thay nước ao nuôi, để nước ao luôn sạch sẽ. Khi thay cần thay dần dần để ba ba dễ thích nghi, mỗi lần thay kết hợp làm vệ sinh sạch sẽ đáy bể nuôi.
– Vào mùa đông thì mỗi tháng chỉ cần thay nước 1 lần mỗi tháng.
– Cần chú ý dọn dẹp các thức ăn thừa hàng ngày để tránh nảy sinh mầm bệnh.
– Nên làm giàn che mưa, nắng cho ba ba.
– Đối với ba ba ương khi xuất bán thì nên tháo cạn nước bể để bắt hoặc dùng lưới, khi bắt phải nhẹ nhàng tránh làm ba ba bị thương. Nên thu hoạch ba ba vào buổi sáng sớm khi trời còn mát.
– Ba ba rất dễ bị câu trộm, do vậy bà con cần kiểm tra thường xuyên, tốt nhất nên nuôi chó để canh giữ cạnh bể nuôi.
– Bờ bể nuôi cần được xây dựng chắc chắn để tránh ba ba trốn thoát ra ngoài. Cần kiểm soát mực nước trong bể, đặc biệt là sau các trận mưa.
– Lượng thức ăn cho ba ba phụ thuộc vào nhiệt độ của nước trong bể nuôi, vì vậy bà con cần chú ý đến nhiệt độ nước để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, cụ thể như sau:
- Nhiệt độ trên 30 độ C, lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng thân ba ba.
- Nhiệt độ từ 25-29 độ C, lượng thức ăn = 7-8% trọng lượng thân ba ba.
- Nhiệt độ từ 20-25 độ C, lượng thức ăn = 4-5% trọng lượng thân ba ba.
- Nhiệt độ dưới 20 độ C ba ba ăn rất ít.
- Nhiệt độ dưới 10 độ C ba ba sẽ không ăn.
5. Phòng bệnh cho ba ba
– Nếu nuôi ba ba với mật độ dày, công tác quản lý bể nuôi không tốt, ba ba rất dễ mắc bệnh, bệnh ở ba ba có thể lây lan nhanh dẫn đến chết hàng loạt và gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
– Ba ba thường mắc một số bệnh như: bệnh sưng cổ, bệnh nấm thủy mi, bệnh ký sinh đơn bào, bệnh viêm loét do vi khuẩn,…
– Để phòng tránh ba ba nhiễm các bệnh nguy hiểm thì công tác phòng bệnh cần được đặt lên hàng đầu. Bà con cần lưu ý một số điểm sau để phòng bệnh cho ba ba:
- Cần thay nước bể nuôi định kỳ, đảm bảo nguồn nước sạch sẽ cho ba ba. Trước mỗi mùa vụ nuôi, cần dọn dẹp sạch sẽ bể nuôi, rắc một lớp vôi bột xuống đáy bể để khử trùng. Bà con có thể sử dụng thuốc khử trùng sát khuẩn Cloramin – B để đảm bảo nguồn thuốc sạch sẽ cho ba ba sinh sống khỏe mạnh.
- Khâu chọn giống cần đảm bảo con giống có chất lượng tốt, không bị dị tật, nhiễm bệnh.
- Bà con cần kiểm soát mật độ nuôi trong bể xi măng, không để mật độ trong bể nuôi quá dày.
- Nếu trong bể nuôi có con bị bệnh cần phải bắt lên nuôi riêng biệt và dùng thuốc trị bệnh cho chúng.
6. Thu hoạch và xuất bán
– Thời điểm thu hoạch ba ba là vào tháng 11, tháng 12, do giai đoạn này thời tiết mùa đông lạnh, ba ba ăn ít, hầu như bỏ ăn.
– Khi thu hoạch, bà con cần tháo cạn nước ao rồi bắt ba ba bằng tay hoặc dùng vợt để bắt.
– Bà con nên để lại những con nhỏ, những con cỡ lớn khỏe mạnh thì nên để lại để nuôi đẻ trứng cho vụ sau.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật nuôi ba ba trong bể xi măng. Hy vọng với hướng dẫn nuôi ba ba trên, sẽ giúp bà con có thêm những kiến thức và kinh nghiệm để ứng dụng thành công vào mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng của gia đình mình.
Mời bà con và các bạn theo dõi chia sẻ kinh nghiệm nuôi ba ba vào mùa đông
Cách lựa chọn và chế biến thức ăn cho ba ba theo từng lứa tuổi