Kỹ thuật chăm sóc cây sưa non

0
20

Cây sưa, cây sưa đỏ là loại cây thân gỗ có giá trị kinh tế cao. Sau đây là kỹ thuật chăm sóc cây sưa.

Chăm sóc

– Sau khi trồng tưới ẩm đều trong 30 ngày cho cây bén rễ hồi xanh. Trồng rừng tập trung nên trồng vào đầu mùa mưa, tiết kiệm chi phí nhân công tưới nước. Trồng ít trong vườn nhà hoặc trồng nơi có thể chủ động được nước tưới ta có thể trồng quanh năm, không cần theo mùa vụ.

Tưới nước

– Tưới nước đều ẩm trong 1 – 2 tháng đầu. Sau đó giảm lượng tưới nước, nhưng nếu gặp thời tiết khắc nghiệt, thấy cây có hiện tượng thiếu nước phải kịp thời bổ xung tránh để cây bị hư hại, giảm sức sống.

– Sau khi trồng 1 tháng, cây phát triển bình thường có thể bón các loại phân hóa học để kích thích sự phát triển của cây, Lưu ý chỉ nên bón 1 lượng rất nhỏ (Khoảng 1 thìa cà phê) cách gốc từ 5 cm.

– Trong 3 năm đầu, mỗi năm làm cỏ bón phân 2 – 3 lần. Bón mỗi cây 0,1 – 0,2kg NPK (12:5:10).

– Những năm sau làm cỏ 1-2 lần/năm. Bón mỗi cây tăng 0,1-0,2kg NPK/mỗi tuổi.

– Cây Sưa đỏ muốn rút ngắn chu kỳ kinh doanh mà cây đạt được gỗ thương phẩm thì phải thường xuyên chăm sóc.

– Trong thời gian 3 năm đầu làm cỏ quanh gốc đảm bảo cây không bị cỏ dại chen lấn tạo nguồn quang hợp cho cây.

– Nên tỉa cành vào cuối mùa khô hàng năm để tạo cho thân cây thẳng. Sau trồng 2 – 3 năm tỉa bỏ cành la, cành võng. Sau trồng 5 – 6 năm tỉa bỏ cành giao nhau.

– Từ khi cây phát triển bình thường có thể bón phân hoặc không cũng được vì sức phát triển của Sưa đỏ mạnh hơn rất nhiều các loại cây gỗ cùng nhóm và cho thu hoạch sớm hơn rất nhiều.

– Sâu hại: Ít thấy loại sâu ăn lá Sưa. các loài sâu bọ, côn trùng, không thích ăn lá sưa, có một số sâu bọ ăn tạp không bỏ qua cây sưa. Sâu, Bọ, bệnh hại cây sưa còn tùy theo khu vực, có nơi có loài này, có nơi có loài khác

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận